Thi công văn phòng làm việc là giai đoạn cực kỳ quan trọng sau khi đã có bản thiết kế cuối cùng. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của người giám sát để hoàn thiện một văn phòng với chất lượng cao và đảm bảo tiến độ hoàn thành cho chủ đầu tư. Một văn phòng được thi công phần thô tỉ mỉ, chỉn chu sẽ không bị xuống cấp nghiêm trọng qua thời gian dài sử dụng.
Thi công văn phòng làm việc bao gồm 4 hạng mục lớn: Phần thô, phần nội thất, hệ thống điện nước mạng và hạng mục trang trí văn phòng. Trong đó giai đoạn thi công phần thô được coi như là hạng mục quan trọng nhất của cả quá trình bởi nó quyết định đến thẩm mỹ tổng thế và độ bền của văn phòng. Phần thô bao gồm hạng mục nhỏ như: Sàn văn phòng/ gạch ốp lát phòng/ trần nhà, ốp trần/ sơn tường/ vách ngăn dành cho văn phòng/ cửa sổ,…
Dựa vào bản thiết kế 3D cộng với nhu cầu sử dụng vật liệu để thi công văn phòng làm việc mà quy trình sẽ khác nhau. Dưới đây Nội thất Aline Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi thi công văn phòng làm việc ở một số hạng mục phổ biến.
Xem thêm: Tổng hợp 15 mẫu thiết kế văn phòng đẹp được thực hiện bởi KTS của Aline
Hướng dẫn quy trình thi công văn phòng làm việc hạng mục trần thạch cao
Tìm hiểu về trần thạch cao
Thi công văn phòng làm việc có thể lựa chọn 1 trong 2 loại là trần thả và trần chìm được kết hợp với những chi tiết vật liệu, tạo thành những khối hình dạng theo mong muốn của khách hàng.
Trần chìm (Trần thạch cao khung xương chìm): Khung xương thạch cao gồm 3 vật liệu chính là U gai, U xương cá và V góc. Ty treo khung xương gồm ty ren và ty tròn treo trần tùy vào đặc tính và yêu cầu. Tấm thạch cao là tấm phẳng có độ đanh không võng và độ dẻo được làm từ thạch cao, do đó có thể tạo hình rất đa dạng và có đặc tính khô ráo, cùng với đó có rất nhiều ưu điểm khi thi công văn phòng làm việc loại trần này.

Sử dụng loại trần thạch cao chìm này khi thi công văn phòng làm việc sẽ có tính thẩm mỹ cao bởi khả năng tạo hình đa dạng mẫu mã. Đây là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay phù hợp với mọi công trình.
Trần thả (Trần thạch cao khung xương nổi): Trần khung xương nổi hay còn gọi là trần thả có cấu tạo khung xương chuyên dụng và tấm thạch cao 600×600 mm. Cũng giống như hệ khung xương chìm gồm thanh xương chính, xương phụ, V sơn viền tường, và tấm 600×600 mm hoặc 600×1200 mm.

Đối với hệ trần thả việc thi công văn phòng làm việc trần thạch cao thả nổi này rất tiết kiệm chi phí, thi công nhanh và đơn giản, ngoài ra chống nóng, cách âm chống cháy cũng là ưu điểm chung của hệ trần thạch cao nói chúng và trần thả nói riêng.
Những lưu ý trước khi thi công văn phòng làm việc hạng mục trần thạch cao
- Cần xem xét kĩ về hệ thống điện, điều hoà, bản vẽ trước khi thi công, định hình hệ thống trần xem có vướng mắc gì trước khi thi công trần thạch cao.
- Chỉ thi công văn phòng làm việc sau khi tường đã được tô trát đảm bảo chất lượng công trình và quy trình thi công không bị ảnh hưởng.
Các bước thi công văn phòng làm việc hạng mục trần thạch cao
Đối với trần thạch cao khung xương chìm
- Bước 1: Xác định độ cao trần
Dùng ống nivô hoặc tia laser để xác định chiều cao trần.
Lấy dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột, thường thì nên vạch cao độ ở mặt dưới của khung trần.
- Bước 2: Lắp cố định thanh viền tường
Dùng khoan hoặc búa đóng đinh thép cố định cho thanh viền tường lên tường. Khoảng cách lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 30cm để đảm bảo độ vững chắc của thanh viền.
- Bước 3: Phân bố chia khoảng trần
Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với các khoảng cách tâm điểm của thanh chính so với thanh phụ là 600x1200mm; 610x1220mm; 600x600mm; 610x610mm.
- Bước 4: Treo ty
Cố định các điểm treo ty bằng cách khoan trực tiếp bằng mũi khoan 8mm và liên kết bởi pát và tắc kê. Phân bố khoảng giữa các ty là 1200mm và ty gần nhất cách vách 610mm.
- Bước 5: Lắp thanh chính
Thanh chính được lắp với khoảng cách khoảng 800-1200mm. Thông thường, các nhà kỹ thuật đặt theo chuẩn là 1000mm.
- Bước 6: Lắp thanh phụ
Thanh phụ được lắp vào thanh chính gián tiếp hoặc trực tiếp.
Sau khi lắp xong các thanh, xem lại và chỉnh sao cho các khung có vị trí đều, ngay ngắn, mặt khung phẳng.
- Bước 7: Lắp đặt tấm thạch cao
Lắp tấm thứ nhất: Kiểm tra lại các tấm phải còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ góc. Vít chặt các tấm bằng vít với khoảng cách không lớn hơn 200mm. Lắp sao cho chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ
Lắp tấm thứ hai: Khi lắp tấm lớp thứ hai này phải bắt lệch một thanh phụ so với lớp một và chú ý chừa một khe hở.
- Bước 8: Phủ kín mối nối
Phủ kín các mối nối giữa các tấm, các đầu vít thường dùng là bột bả. Đảm bảo sau khi phủ bề mặt bằng bột bả, bề mặt trần phải phẳng tránh để lại gợn sóng. Lưu ý trước khi sơn bả, khoảng cách giữa các tấm phải được dán băng keo lưới để đảm bảo bề mặt trần không bị bong nứt về sau
Đối với trần thạch cao khung xương nổi
Ta thực hiện tương tự như làm đối với trần chìm cho tới bước lắp thanh chính (bước 5). Thanh chính và thanh phụ của trần nổi có cấu tạo khác với trần chìm. Tiến hành tiếp như sau:
- Lắp thanh phụ: Lắp các lỗ mộng của thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ dài VT-1200 hoặc VT-1220 cách nhau 600mm.
- Lắp lỗ mộng của thanh phụ dài vào đầu ngàm của thanh phụ ngắn VT600 cách 600mm.
- Sau khi điều chỉnh khoảng cách và vị trí đều đẹp, tiến hành lắp tấm thạch cao lên khung.
- Tấm được lắp khớp vào các thanh. Xử lý viền bằng dao cắt và cưa. Quan sát lại vị trí các tấm thật kỹ càng, vệ sinh bề mặt trần trước khi bàn giao hoàn thiện.
Hướng dẫn quy trình thi công văn phòng làm việc hạng mục sơn bả
Thi công văn phòng làm việc đẹp, hoàn hảo được đánh giá dựa trên các tiêu chí: chất lượng thiết kế tốt, chất lượng vật tư tốt, chất lượng thi công văn phòng làm việc tốt, cuối cùng là chất lượng hoàn thiện tốt. Sơn bả đóng vai trò là điều kiện đủ để tạo ra một công trình đẹp.
Thi công sơn bả là gì? Vì sao phải sơn bả tường, trần
Sơn bả là một công đoạn trong chuỗi các công đoạn xây dựng để hoàn thiện nên một ngôi nhà, việc sơn bả quyết định đến yếu tố thẩm mỹ cũng như sự bền đẹp của trần tường. Sơn bả áp dụng kỹ thuật sơn trên bề mặt tường, trần để tạo độ bóng, mịn.
Vì sao cần sơn bả:
- Tạo bề mặt tường, trần mịn, bóng
- Tránh những hiện tượng ẩm, mốc tường, trần gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian công trình
Các bước thi công văn phòng làm việc hạng mục sơn bả

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 7 ngày trở đi có thể tiến hành thi công sơn bả). Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường. Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch. Lưu ý chỉ cần lăn một nước mỏng, không nên lăn quá nhiều nước.
Bước 2: Bả Matit
Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả
- Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25% đến 30%
- Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
Trộn bột bả với nước
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.
- Dùng máy hoặc tay trộn đều.
- Chờ từ 7 đến 10 phút để hóa chất phát huy hết tác dụng.
- Khuyến cáo: Không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, chỉ trộn bột đủ làm trong 3h, cần tránh không để cát,bụi rơi vào bột trét.
Cách trộn bột bả tường
- Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
- Đổ từ từ bột vào nước để tránh bón cục.
- Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
- Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
Bả lớp 1:
- Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
Bả lớp 2:
- Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
- Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
- Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
- Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.
Tổng độ dày 02 lớp bột trét không quá 3mm
Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét:
- Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
- Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
Bước 3: Sơn lót
- Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do Nhà cung cấp quy định.
- Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của nhà cung cấp, thường là 1 lớp.
- Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.
- Lưu ý: Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
Bước 4: Sơn phủ màu
Sơn màu nước 1:
Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có,vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau:
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép.
- Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu.
- Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
- Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công,sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
- Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.
Sơn màu hoàn thiện:
- Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
- Sau khi sơn nước 1 tối thiểu 03h có thể sơn hoàn thiện.
- Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước 1 hoàn toàn sạch sẽ.
- Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến nghị của nhà cung cấp.
- Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.
Hướng dẫn quy trình thi công văn phòng làm việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Nhiều khách hàng khi đến với chúng tôi đều thắc mắc sàn gỗ công nghiệp là gì, thành phần cấu tạo ra sao, sàn gỗ có bền và tốt không,.. Để giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về sàn gỗ công nghiệp, đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư của Aline sẽ chia sẻ những kiến thức về sàn gỗ công nghiệp cũng như quy trình thi công văn phòng làm việc chuẩn, đúng cách để có được sàn gỗ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đạt chất lượng cao.
Sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Đây là loại vật liệu được dùng phổ biến khi thi công văn phòng làm việc.
Sàn gỗ công nghiệp: là vật liệu trang trí nội thất dùng trong lót sàn, ốp tường đã qua quá trình xử lý công nghiệp dựa trên công nghệ hiện đại của Châu Âu từ bột gỗ của các cây gỗ tự nhiên.
Cấu tạo chung: Ván sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm 4 lớp
- Lớp phủ bề mặt: Được làm bằng hợp chất Oxit nhôm và sợi thủy tinh tạo ra lớp phủ bề mặt trong suốt. Nhằm tạo tính năng chống mài mòn, xước, chống cháy, chống lực va đập và trơn trượt cho bề mặt sàn.
- Lớp vân gỗ: Được làm bằng vật liệu film nhựa, quyết định vẻ đẹp của bề mặt sàn.
- Lớp HDF: Làm từ 90% bột gỗ và bột đá được ép từ nhiệt độ cao tạo thành giúp ván sàn chắc chắn, chịu lực và chịu nước tốt.
- Lớp cách âm chống rung: Lớp cân bằng làm từ vật liệu nhựa tổng hợp giúp chống âm từ phía dưới mặt đất lên sàn trong quá trình sử dụng.

Trên thị trường hiện nay, sàn gỗ công nghiệp có độ dày tiêu chuẩn là 8mm, 10mm và 12mm. Độ dày càng cao sàn gỗ càng chất lượng. Có một số dòng sàn gỗ Châu Âu đạt độ dày 14mm mang tính ổn định tương đối cao.
Ưu điểm:
- Đa dạng mẫu mã, kích thước, màu sắc
- Chịu nước và chống ẩm cực tốt
- Chịu lực, chống va đập mạnh
- Không bám bụi, dễ dàng vệ sinh lau chùi
- Không chứa chất độc hại, an toàn sức khỏe cho người sử dụng
Nhược điểm:
- Nhiều loại sàn gỗ giá rẻ có khả năng chịu nước thấp
- Quá nhiền nhãn hàng trên thị trường nên khó lựa chọn sản phẩm chất lượng.
- Tính ổn định chưa được đánh giá cao.
Những lưu ý cơ bản trước khi thi công văn phòng làm việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
- Công việc đầu tiên khi thi công văn phòng làm việc là phải vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn mặt sàn nhà, mảnh vụn, cát sạn trên sàn nhà. Đảm bảo độ phẳng tuyệt đối cho mặt sàn. Cần phải cho bề mặt sàn nhà phải khô ráo để tránh trường hợp sàn gỗ bị phồng nở, thấm nước ảnh hưởng đến tuổi thọ của ván sàn gỗ sau này.
- Không được lắp đặt ván gỗ hoặc ốp tường gỗ ở những nơi ẩm ướt: Như nhà tắm, nhà bếp, khu vực ngoài trời. nếu lắp đặt các vị trí nhạy cảm này thì nên chọn loại sàn gỗ nhân tạo có khả năng chịu nước.
- Các tấm gỗ của sàn luôn lát theo chiều của nguồn sáng bởi lý do quang học.
- Bắt buộc phải để độ hở giữa tường với sàn gỗ để tránh giãn nở khi sử dụng chúng. Dùng những miếng gỗ nhỏ dày khoảng 1cm chèn giữa sàn và tường để tạo khe hở.
- Không được đóng đinh, dán hay cố định bề mặt sàn theo bất kỳ cách nào vì sàn gỗ công nghiệp được lát là hệ thống sàn nổi. Mặt khác, sau khi lát xong, phào chỉ cần được gắn trực tiếp vào tường chứ không nên gắn cố định với sàn gỗ.
- Không được dùng búa trực tiếp vào sàn để đặt tấm gỗ sàn vào đúng vị trí mà hãy dùng một miếng gỗ đệm giữa búa và tấm gỗ sàn, đồng thời bảo đảm miếng đệm không làm hỏng phần mép của tấm gỗ sàn.
- Sau khi lắp sàn gỗ xong nên để 12 tiếng sau mới kê đồ đạc để không làm ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các miếng ván sàn. Trong quá trình vệ sinh bảo quản thì không được dùng nước để cọ rửa sàn. Nên dùng khăn ẩm hoặc các dụng cụ chuyên dụng để lau vết bẩn bám trên mặt sàn gỗ.
Các bước thi công văn phòng làm việc hạng mục sàn gỗ công nghiệp
Trước khi tiến hành thi công văn phòng làm việc cần phải chuyển các hộp sàn gỗ công nghiệp đến địa điểm thi công cũng như chuẩn bị các dụng cụ phục vụ cho quá trình thi công.
Các bước thi công văn phòng làm việc sàn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật gồm 5 bước
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn
Bước đầu tiên trong quy trình thi công văn phòng làm việc lắp đặt sàn gỗ đó là xử lý bề mặt sàn nhà. Trước tiên cần phải quét dọn, vệ sinh bề mặt sàn nhà cho thật sạch sẽ. Cần phải đảm bảo là bề mặt sàn phải thật phẳng. Như vậy thì khi lắp sàn gỗ vào mới không bị vênh. Ngoài ra, bề mặt sàn nhà cần phải khô và cứng để khi lát sàn gỗ không bị lún.
Bước 2: Trải lớp lót sàn
Sau khi bề mặt sàn đã được xử lý thì thợ thi công văn phòng làm việc tiến hành trải lớp lót sàn. Sở dĩ phải trải lớp này là vì chúng có tác dụng chống ẩm mốc và hạn chế tiếng ồn do ván sàn gỗ gây nên. Vật liệu lót sàn này có thể là xốp nilon, xốp tráng bạc hoặc cao su non.

Khi trải lớp lót sàn cần chú ý trải thật phẳng và để khoảng cách so với chân tường là 40mm. Có thể trải theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, dùng băng dính để gắn kết hai lớp lót gần kề nhau lại.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ
Lắp đặt các tấm ván gỗ công nghiệp theo thứ tự từ góc phòng ra ngoài và chú ý luôn lắp sàn gỗ theo chiều của ánh sáng để làm nổi bật vân gỗ.

Các mép nối đầu của mỗi thanh gỗ được ghép với nhau có thể so le hoặc lát xương cá … Khoảng cách giữa mép sàn gỗ và chân tường tối thiểu là 8mm. Đây là khoảng cách đảm bảo sự giãn nở của sàn gỗ trong quá trình sử dụng về sau.
Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ
Sau khi đã lắp lần lượt từng tấm sàn gỗ khít nhau và theo hàng đến hàng cuối cùng thì tiến hành lắp phụ kiện sàn gỗ. Phụ kiện sàn gỗ giúp che hết khe hở, cố định mép của ván sàn gỗ và ép sàn gỗ xuống mặt nền.
Bước 5: Kết thúc sàn
Kết thúc quy trình thi công văn phòng làm việc sàn gỗ bằng việc dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. Có thể dùng phào chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín khoảng cách giữa chân tường và tấm sàn gỗ cuối cùng. Sau khi kết thúc sàn cần tiến hành dọn dẹp để có một không gian mới.
Hướng dẫn quy trình thi công văn phòng làm việc vách kính cường lực
Hiện nay vách kính cường lực ngày càng được sử dụng rộng rãi, bởi những tính năng vượt trội mà nó mang lại. Kính cường lực là loại kính có nhiều đặc tính ưu việt và vượt trội hơn so với nhiều loại kính thông thường khác. Sản phẩm này thường được ứng dụng rất nhiều trong công trình văn phòng và nhà ở, đặc biệt là ứng dụng trong thi công văn phòng làm việc sử dụng vách kính cường lực để phân chia không gian.

Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy không chỉ riêng vách kính cường lực, khi lựa chọn sản phẩm cũng như đơn vị thi công văn phòng làm việc, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ các thông số kỹ thuật và quy trình thi công để chọn lựa cho phù hợp. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về thông số kỹ thuật cũng như quy trình thi công văn phòng làm việc sử dụng vách kính cường lực đúng chuẩn.
Cấu tạo và phân loại vách kính cường lực
Vách ngăn kính cường lực: được làm từ kính an toàn được đưa qua lò xử lý ở nhiệt độ cao và cho nguội nhanh bằng khí nén để tạo sức căng bề mặt giúp tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống bể vỡ do ứng suất nhiệt.
Phân loại vách kính cường lực:
Phân loại theo độ dày:
- Vách kính cường lực 8mm
- Vách kính cường lực 10mm
- Vách kính cường lực 12mm
Phân loại theo khung vách:
- Vách kính khung nhôm
- Vách kính không khung
- Vách kính khung gỗ
Đặc điểm nổi bật của vách ngăn kính cường lực
Với những ưu điểm và tính năng tuyệt vời vách kính cường lực đang là lựa chọn hàng đầu khi thi công văn phòng làm việc.
- Độ an toàn cao: Thi công văn phòng làm việc với vách ngăn bằng kính, khi vỡ sẽ ít gây sát thương cho con người bởi kính cường lực khi vỡ ra sẽ tạo ra các mảnh vỡ nhỏ và đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương.
- Vách kính cường lực có tính chịu lực: Vách kính có khả năng chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày.
- Vách kính cường lực có độ bền cao: Do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ được kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho vách kính cường lực chịu được rung chấn, sức gió và va đập mạnh.
- Không bị che khuất tầm nhìn: Không gian sẽ trở nên thoáng đãng hơn.
- Khả năng chịu nhiệt độ tốt: Vách kính ngăn phòng có thể chịu được nhiệt độ rất cao ngay cả khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khoảng 150 độ C thì kính cũng không hề ảnh hưởng gì.
- Thời gian thi công ngắn: Thi công văn phòng làm việc sử dụng vách kính cường lực nhanh gọn, không mất nhiều thời gian.
Các bước thi công văn phòng làm việc sử dụng vách kính cường lực
Bước 1: Tiến hành khảo sát công trình, định vị vị trí lắp đặt
Việc khảo sát và xác định vị trí lắp đặt của vách kính cường lực rất quan trọng. Do đó, trước khi thi công văn phòng làm việc thì bước khảo sát mặt bằng là việc làm không thể thiếu trong quy trình thi công vách kính cường lực.
Bước 2: Thống nhất các phương án lắp đặt
Sau khi khảo sát và đo đạc thì chúng tôi sẽ đưa ra các phương án hoặc sẽ phác thảo bản vẽ vách kính cường lực cho chủ đầu tư tham khảo. Cả hai bên sau khi thống nhất phương án lắp đặt tốt nhất sẽ tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Tiến hành đo đạc kích thước
Cần phải xác định kích thước đúng chuẩn để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc. Cả hai bên cần thống nhất kích thước vách kính cường lực phù hợp trước khi bắt đầu thi công văn phòng làm việc
Bước 4: Chọn lựa độ dày của kính cường lực
Tùy theo vào vị trí lắp đặt thì độ dày của vách kính cường lực cũng khác nhau, thường thì độ dày của vách kính là 8mm, 10mm, 12mm
Bước 5: Tiến hành thi công văn phòng làm việc
Với đội ngũ thi công văn phòng làm việc nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang lại sản phẩm đúng yêu cầu thiết kế và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Bước 6: Bàn giao nghiệm thu
Sau khi hoàn thiện công trình sẽ mời quý khách nghiệm thu và đánh giá dự án.
Xem thêm: Công ty thiết kế thi công nội thất văn phòng Aline Việt Nam

Nếu cần tư vấn báo giá thiết kế thi công văn phòng làm việc trọn gói thì bạn hãy liên hệ với số Hotline: 02466 859 886 – 0966375899. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho bạn!