Bàn làm việc gỗ MDF được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng cho thiết kế nội thất văn phòng công sở. Mẫu bàn này có chất lượng cao, kiểu dáng hiện đại và thời thượng. Hơn nữa chúng có nhiều công năng tiện lợi cho văn phòng ngày nay. Tuy nhiên trước khi sử dụng loại sản phẩm này, các bạn cần biết về những điểm đặc trưng sau, nhằm đảm bảo hiệu quả khi đưa vào ứng dụng.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là loại ván gỗ ép sợi công nghiệp có mật độ trung bình. Thành phần chủ yếu của loại gỗ này là các sợi gỗ nhỏ được trộn cùngnhững chất phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, Parafin,.… Trong đó có:
75 – 80% sợi gỗ tự nhiên, thường là nhánh, cành hoặc thân gỗ tự nhiên như keo, bạch đàn, cao su, …
10 – 15% keo kết dính chuyên dụng
5 – 10% nước
Khoảng 1% chất phụ gia, có tác dụng làm cứng hoặc bảo vệ gỗ MDF khỏi mối mọt

Những kích thước tấm gỗ MDF thường dùng để đóng bàn làm việc
Để đóng bàn làm việc gỗ công nghiệp MDF, người ta thường sử dụng các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm). Đồng thời, độ dày của những tấm gỗ này thường từ 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 (mm). Đơn vị sản xuất và gia công sẽ căn cứ vào thiết kế của bàn làm việc để quyết định kích thước tấm gỗ phù hợp nhất.
Ngoài sản xuất bàn làm việc ra thì những tấm gỗ này còn được dùng trong gia công đồ nội thất văn phòng, gia đình như: tủ đồ, bàn ăn, kệ TV, ghế, … Các sản phẩm đa dạng và đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng.
Xem thêm: 5 tuyệt chiêu chọn bàn ghế giám đốc
Những loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến
Căn cứ vào thành phần cấu tạo và đặc tính thì người ta thường phân chia gỗ MDF thành 3 loại chính như sau:
Có 3 loại gỗ MDF chính:
- Gỗ MDF thường: Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất. Không chỉ nhiều bàn làm việc làm từ gỗ MDF thường mà còn có rất nhiều vật dụng nội thất khác. Loại gỗ này cũng được ứng dụng phổ biến trong các thi công nội thất vì giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên loại gỗ này chống ẩm không tốt, lại dễ bị phồng lên nếu gặp ẩm thường xuyên.
- Gỗ MDF chống ẩm: Đây là loại ván ép có phần lõi màu xanh đặc trưng, rất dễ nhận biết. Chúng thường được nhập từ Thái Lan, Malaysia. Loại MDF lõi xanh này có khả năng chống ẩm đúng như tên gọi. Chúng khiến nước khó thấm qua nên có độ bền lâu dài và sử dụng tiện lợi.
- Gỗ ván MDF chống cháy: Đây là loại gỗ MDF có màu đỏ và nổi bật với khả năng chống cháy cực tốt. Do đó chúng có giá thành cao, nhưng được ưa chuộng sử dụng cho nhiều văn phòng, chung cư,…
Tùy theo đặc tính của từng loại mà người ta sẽ lựa chọn loại gỗ MDF phù hợp nhất để đóng bàn làm việc.

Ưu điểm của bàn làm việc gỗ MDF
Có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp lựa chọn sử dụng gỗ MDF để đóng bàn làm việc. Đó là do bàn làm việc gỗ MDF có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
Bàn làm việc gỗ MDF có nhiều ưu điểm
Độ bền của gỗ MDF cực kỳ cao, không thua kém gì nhiều loại gỗ tự nhiên. Hơn nữa nhờ gia công và xử lý kỹ lưỡng mà gỗ MDF không bị cong vênh, co ngót. Loại gỗ này cũng có khả năng kháng sâu mọt rất tốt. Nhiều chuyên gia đánh giá loại gỗ này rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Các tấm ván MDF có bề mặt vô cùng nhẵn mịn và bằng phẳng. Vì thế mà giúp cho quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là điều kiện hoàn hảo để kết hợp với những tấm phủ bề mặt, nhằm đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm bàn làm việc gỗ MDF. Hơn nữa còn giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm lâu dài, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
Giá thành rẻ của gỗ MDF rất rẻ, nhất là khi so sánh với gỗ tự nhiên. Do đó mà bàn làm việc gỗ MDF cũng không đắt đỏ, giúp các đơn vị sử dụng tiết kiệm nhiều kinh phí.
Gỗ MDF dễ thi công, đáp ứng nhiều phong cách thiết kế bàn làm việc và nội thất văn phòng. Vì thế, bạn có thể thấy cả bàn làm việc MDF phong cách cổ điển lẫn hiện đại, cầu kỳ lẫn đơn giản. Chúng cũng rất hài hòa trong nhiều không gian văn phòng công sở khác nhau.

Xem thêm: Lựa chọn bàn ghế kích thước chuẩn cho văn phòng
Gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều loại bề mặt gỗ công nghiệp
Gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều loại bề mặt gỗ công nghiệp, trong đó đáng chú ý hơn cả chính là:
MDF phủ veneer óc chó, veneer sồi, xoan đào,…. . Bàn làm việc gỗ MDF phủ veneer có màu sắc giản dị, đường vân tinh tế
MDF phủ melamine, laminate đa dạng về màu sắc. Nổi bật là những màu giả vân gỗ, vân giả đá, ánh kim cho đến các màu đơn sắc tinh tế.
MDF phủ Acrylic có vẻ đẹp bóng bẩy và thời thượng.
Ván MDF đưuọc phủ sơn bệt bền bỉ.
Mỗi loại bề mặt đều có thể mang đến những nét thẩm mỹ và phong cách riêng cho sản phẩm bàn làm việc gỗ MDF.

Nhược điểm của bàn làm việc gỗ MDF
Mặt dù bàn làm việc văn phòng bằng gỗ MDF có nhiều ưu điểm nhưng không thể phủ nhận rằng chúng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chưa được khắc phục. Trong đó điểm hình chính là:
Độ dẻo dai không bằng gỗ tự nhiên. Vì chúng có độ cứng khá lớn cho nên khả năng linh hoạt lại không cao, do đó không thể chạm trổ hay điêu khắc. Một số thiết kế tạo hình còn hạn chế, thường có xu hướng cứng chứ không mềm mại như bàn làm việc gỗ tự nhiên.
Độ dày của ván gỗ MDF vẫn có giới hạn. Do đó có nhiều thiết kế nhìn còn mỏng manh và chưa đáp ứng được độ dày mong muốn của đơn vị sử dụng. Khi đó nhiều sản phẩm phải ghép bằng nhiều tấm gỗ với nhau nên độ thẩm mỹ chưa cao, sản xuất cũng nhiều công đoạn hơn.
Đây là những sản phẩm có độ bền tương đối kém nếu sử dụng trong môi trường ẩm thấp. Do đó cần phải được bảo quản kỹ lưỡng hơn.

Xem thêm: Sử dụng nội thất gỗ công nghiệp năm 2022
Cách sử dụng và bảo quản bàn làm việc gỗ MDF được bền lâu hơn
Để đảm bảo độ bền cho sản phẩm thì bạn cần có phương pháp sử dụng và bảo quản bàn làm việc gỗ MDF phù hợp. Điển hình là những phương pháp sau:
Sử dụng và bảo quản bàn làm việc gỗ MDF đúng cách
Chọn không gian sử dụng khô ráo và thông thoáng, tránh điều kiện môi trường ẩm thấp hoặc thất thường, dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Thường xuyên lau chùi sản phẩm để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Bạn nên sử dụng khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn và các loại khăn lau mềm để không làm trầy xước bề mặt bàn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không sử dụng khăn quá ướt, dễ làm hỏng kết cấu sản phẩm.
Thường xuyên đánh bóng lại bề mặt sản phẩm để giữ bàn làm việc gỗ MDF luôn mới và bảo vệ được bề mặt lẫn kết cấu bên trong của sản phẩm.
Nên sử dụng các loại nước vệ sinh, lau chùi chuyên dụng. Nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng nước ngấm qua các kẽ hở của sản phẩm, làm chiếc bàn làm việc bị bong tróc, ẩm mốc dẫn tới hư hỏng nhanh chóng.

Trên đây là những điều bạn cần biết trước khi sử dụng các sản phẩm bàn làm việc gỗ MDF. Hiểu rõ về chất liệu sản phẩm giúp bạn sử dụng và bảo quản đúng cách. Nhờ vậy mang lại những hiệu quả cao khi sử dụng.
Để tìm hiểu và sở hữu các sản phẩm bàn làm việc tốt nhất bằng gỗ MDF cho văn phòng, xin mời bạn liên hệ Aline Việt Nam và nhận tư vấn chi tiết. Bạn sẽ biết nên sử dụng loại bàn làm việc nào cho phù hợp nhất.