“Thiết kế văn phòng công nghiệp” là phong cách thiết kế hiện đại đang rất được ưa chuộng tại các doanh nghiệp ỏ Việt Nam hiện nay bởi nó không chỉ mang lại sự táo bạo trong từng đường nét thiết kế mà còn thể hiện được vẻ đẹp tinh tế mộc mạc. Đối với mỗi nhà thiết kế văn phòng việc hiểu rõ đặc trưng của từng phong cách thiết kế chính là một lợi thế. Vậy nên, hãy cùng Nội thất Aline tìm hiểu về phong cách đang làm mưa làm gió này qua bài viết dưới đây nhé!
Phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp là gì?
Phong cách thiết kế văn phòng được coi như là một thông điệp về chất riêng mà doanh nghiệp muốn thể hiện và truyền tải đến nhân viên khách hàng của mình. Vậy tại sao giữa vô vàn sự lựa chọn, các doanh nghiệp lại hướng đến xây dựng không gian làm việc của công ty mình theo phong cách công nghiệp?
Lịch sử hình thành phong cách công nghiệp là gì?
Thiết kế văn phòng công nghiệp (hay còn được gọi là Industrial Style) ra đời vào những năm đầu của thể kỉ 20 trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp của các nước Châu Âu bước vào giai đoạn suy thoái, các nhà máy tại Tây Âu bắt đầu bị bỏ hoang để di chuyển sang khu vực khác thuận lợi hơn. Và những ý tưởng tái xây dựng những tòa nhà này thành khu dân cư đã được hình thành.
Các kiến trúc sư đã phục hồi những công trình này bằng cách giữ lại những thứ có sẵn và thêm vào đó là các thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người dân. Từ đó, phong cách thiết kế này ngày càng phổ biến và được hoàn thiện với nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ phù hợp với sự phát triển của người hiện đại nhưng vẫn giữ được đặc trưng của phong cách này.
Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản về phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp như sau:
Phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp (Industrial Style) là sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa hai không gian vào cùng một văn phòng: không gian làm việc và không gian nhà máy xưởng sản xuất. Điểm thú vị mà phong cách này mang lại chính là vẻ đẹp mộc mạc được chắt lọc từ những gì thô sơ, đơn giản nhất, loại bỏ tất cả những yếu tố rườm rà xa hoa mà chỉ giữ lại những gì giá trị nhất cho không gian sống.
Vậy nên, phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp đã trở thành xu hướng cho các thiết kế văn phòng hiện đại ngày nay vì nó đề cao những điểm thiết yếu trong văn phòng làm việc.
>>Tham khảo: 5 Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng đẹp sẽ lên ngôi năm 2022
7 đặc trưng tạo nên sức hút của thiết kế văn phòng công nghiệp
Thiết kế văn phòng công nghiệp sẽ có những đặc điểm sau:
Bố cục thiết kế không gian văn phòng
Trong thiết kế văn phòng công nghiệp thường là sử dụng bố cục của sàn mở có sự liên kết với nhau. Phân chia các phòng ban trong văn phòng không rạch ròi có thể sử dụng những vách kính đơn giản được thiết kế tạo khối như những thùng gỗ kiện hàng mang đến sự độc đáo. Đồ nội thất được hạn chế trong văn phòng công nghiệp để tổi đa hóa không gian sử dụng, thuận tiện trong việc di chuyển.

Sảnh lễ tân được thiết kế với chỗ ngồi rộng rãi thoải mái, sẽ là địa điểm thú vị cho những buổi gặp mặt khách hàng của công ty.

>>Xem thêm: 10 phong cách thiết kế nội thất văn phòng Công ty nổi tiếng trên thế giới
Thiết kế tường, sàn và trần nhà
Thiết kế tường nhà và trần là những yếu tố hàng đầu để phân biệt phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp với những phong cách khác. Những vật liệu trong công nghiệp được sử dụng tối ưu.
Những bức tường sẽ được giữ nguyên với phong cách thô sơ của các xưởng sản xuất nhà máy bằng cách ốp gỗ tự nhiên, tường bê tông mài, gạch thô,.. Không gian tạo nên mang hơi hướng công xưởng nhưng vẫn mang đến sự cuốn hút.
Khi thiết kế văn phòng công nghiệp có thể sử dụng những bờ tường bằng thạch cao để phân chia các khu vực làm việc. Các bề mặt thạch cao mịn thường được sơn bằng các màu đồng nhất, phẳng như trắng, xám hoặc đen để tương phản với các bức tường gạch có kết cấu cao hoặc sàn gỗ cứng bóng.

Trần nhà sẽ được thiết kế cao, thường có một dải cửa sổ nhỏ hẹp hoặc đường mái hình răng cưa với cửa sổ trần bằng kính. Các ống dẫn và ống dẫn hoạt động được treo bằng cáp từ trần nhà, ống dẫn điện kim loại gắn tường có thể nhìn thấy và các đường ống dẫn nước lộ ra được gắn vào tường và trần bên trong.

Các lựa chọn sàn điển hình bao gồm sàn gỗ cứng hoàn thiện có độ bóng cao hoặc sàn bê tông hoàn thiện tự nhiên, đánh bóng.
>>Xem thêm: Tổng hợp 10 mẫu thiết kế nội thất văn phòng đẹp 2021
Đồ nội thất phong cách công nghiệp
Nội thất công nghiệp là một phần vô cũng quan trọng trong thẩm mỹ tổng thể của thiết kế văn phòng công nghiệp.
Đồ nội thất thường được làm từ các vật liệu thô mộc, vật liệu kiến trúc sử dụng tông màu trầm và sẫm tạo sự bí ẩn và khỏe khoắn. Ngoài ra, trong thiết kế phong cách Industrial cũng hay sử dụng đồ bọc da như ghế đôn, hay ghế sofa,…nhằm mang đến sự hiện đại cho không gian.

Bàn làm việc bằng kim loại hạng nặng được làm bằng thép hàn hoặc thép không gỉ, sau đó được xử lý bằng lớp phủ bảo vệ trong suốt và lớp sơn màu sẫm để giữ cho kim loại bên dưới và các mối hàn có thể nhìn thấy được; được đặt trên cùng là các bề mặt bằng gỗ cứng, những món đồ nội thất công nghiệp này mang lại vẻ thẩm mỹ nhà máy đích thực cho môi trường không gian văn phòng.

Có thể đặt kết hợp đặt thêm một số cây cảnh văn phòng để tạo không gian sống xanh.
>>Xem thêm: 5 phương pháp lựa chọn nội thất phòng làm việc bất chấp mọi không gian
Thiết kế ánh sáng cho không gian văn phòng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trong trong quá trình thiết kế văn phòng công nghiệp. Do phong cách này hướng đến sử dụng những vật liệu và đồ nội thất có tông màu trầm và sẫm, vì vậy cần phải có ánh sáng tốt để đảm bảo không gian làm việc luôn sáng sủa, thoáng đãng.
Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, ngoài ra thiết kế những hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo với công suất phù hợp và có lợi cho sức khỏe của nhân viên. Hệ thống chiếu sáng cũng là một đặc trưng dễ nhận thấy của phong cách thiết kế này do trần nhà được thiết kế cao và cố tình để lộ hệ thống chiếu sáng.

Ngoài ra, đèn chùm quá cỡ ngày càng được ưa chuộng, chúng thường được sử dụng các chi tiết giống như đồ trang sức chế tác từ kim loại sáng, ví dụ như đồng thau hoặc nhôm đánh bóng.
>>Tham khảo: Thiết kế văn phòng tận dụng ánh sáng tự nhiên
Thiết kế cầu thang cho văn phòng công nghiệp
Phong cách thiết kế văn phòng công nghiệp thường được thiết kế khu vực làm việc thành các tầng, vì vậy những chiếc cầu thang đã trở thành một trong những đặc trưng của phong cách này.

Chất liệu làm cầu thang thường từ gỗ hoặc kim loại. Cầu thang kim loại thường được tạo kiểu từ các tấm thép hàn hoặc lưới kim loại dạng lưới hở. Tay vịn cầu thang, thanh chắn cầu thang và ban công cũng thường bằng kim loại, đôi khi được tạo hình từ sự kết hợp của các ống kim loại hàn hoặc dây thép.
Màu sắc trong thiết kế văn phòng công nghiệp
Màu sắc trung tính thường được sử dụng trong xu hướng này vì nó giúp làm cho không gian có vẻ nhẹ nhàng và thoáng mát. Ngoài ra, các màu trung tính như trắng nhạt và nâu nhạt hoặc xám có thể bổ sung cho các ống dẫn và đường ống công nghiệp có thể được trưng bày cũng như sàn gỗ và gạch lộ ra ngoài.
Bạn luôn có thể thêm màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn bằng cách lựa chọn màu cam hoặc xanh dương tinh tế trên bất kỳ ghế sofa và ghế nào. Tuy nhiên bạn cần sử dụng vừa phải không nên lạm dụng quá để mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách này.
>>Tham khảo: Các quy tắc kết hợp màu sắc trong thiết kế nội thất.
Trang trí thêm các yếu tố hiện đại
Sử dụng kết hợp một số đồ trang trí hiện đại như: thảm, đèn trang trí, những hình khối thú vị,.. để tạo sức hút và điểm khác biệt cho thiết kế văn phòng công nghiệp.

Lợi ích của thiết kế văn phòng công nghiệp
Thiết kế văn phòng công nghiệp có vô số lợi ích như:
- Tạo một môi trường gọn gàng thông thoáng.
- Nội thất đẹp, hiện đại.
- Thiết kế nội thất kết hợp khéo léo giữa hiện đại và nghệ thuật đương đại
- Màu mát mẻ và êm dịu.
- Một không gian làm việc mở giúp thúc đẩy cộng tác.
- Thể hiện chất riêng của doanh nghiệp tạo điểm cộng với đối tác.
Tham khảo mẫu thiết kế văn phòng công nghiệp bởi KTS của Nội thất Aline Việt Nam.
Dưới đây là mẫu thiết kế văn phòng công nghiệp do các KTS của Aline thiết kế.
Sảnh lễ tân

Lựa chọn thiết kế thông minh cho những văn phòng có diện tích nhỏ nhưng vẫn muốn có bàn sảnh lễ tân để đón khách. Thay vì thiết kế riêng không gian cho khu vực này, chúng tôi lựa chọn tích hợp vào cùng không gian làm việc của nhận viên vừa có thể tận dụng tối đa diện tích mà vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty khi có cuộc gặp gỡ đón tiếp khách hàng.
Khu vực làm việc của nhân viên

Một sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thiết kế văn phòng công nghiêp và văn phòng xanh trong không gian làm việc của nhân viên. Không gian văn phòng mở được tận dụng tối đa với trần nhà cao được trang trí bởi những chậu cây leo làm giảm độ chói của đèn nhân tạo những vẫn đảm bảo đủ ánh sáng để làm việc.
Bàn ghế làm việc, nền nhà và rèm cửa sổ được lựa chọn cùng tông màu nâu sáng tạo nên một tổng thể hòa hợp. Ghế ngồi nhân viên được đầu tư bằng chất liệu bọc da với đệm lưng, có thể điều chỉnh kích thước cao thấp giúp nhân viên thoải mái khi làm việc cả ngày.
Phòng họp

Phòng họp thiết kế đơn giản nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng. Lựa chọn màu xanh lam nhẹ nhàng cho ghế ngồi tạo sự mới mẻ cho nội thất văn phòng.
Phòng giám đốc

Dù thiết kế văn phòng công nghiệp nhưng phòng giám đốc vẫn thể hiện được sự sang trọng, quyền lực và vị thế của người đứng đầu công ty. Thiết kế này phù hợp với phòng có diện tích nhỏ dưới 20m2. Tận dụng những đồ trang trí hiện đại như: đèn thả bàn, thảm hoa văn, hình khối đẹp mắt để tạo điểm nhấn cho phòng giám đốc nhưng vẫn không mất đi nét riêng của phong cách công nghiệp.
>>Xem thêm: Thiết kế văn phòng giám đốc hiện đại với các tính năng vượt trội
Kết luận
Để thiết kế văn phòng công nghiệp bắt mắt bạn nên thiết kế theo những đặc trưng trên cộng thêm tham khảo những ý tưởng thiết kế khác để tạo nên một không gian hoàn hảo cho văn phòng công ty. Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều phong cách làm mất đi nét đẹp ban đầu của Industrial Style.
Hi vọng những thông tin về thiết kế văn phòng công nghiệp do ALine cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phong cách thiết kế cho doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế văn phòng hãy liên hệ qua số hotline của Nội thất Aline để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất. Thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT ALINE VIỆT NAM



